Các Bộ Phận, Chức Năng Chính Trên Bộ Đàm Cầm Tay

09/11/2023

Nhiều bạn thắc mắc về các thành phần chính được trang bị và sử dụng trên bộ đàm cầm tay gồm những gì và muốn hiểu rõ hơn về các chức năng chính của chúng để thuận tiện, dễ dàng sử dụng hơn trong quá trình làm việc. Hãy cùng Viễn Thông Thế Kỷ tìm hiểu xem các bộ phận, chức năng chính trên bộ đàm cầm tay nhé.

Bộ đàm cầm tay là gì?

Bộ đàm cầm tay là thiết bị di động cầm tay thu phát vô tuyến, đàm thoại hai chiều, sử dụng sóng vô tuyến (sóng Radio), sóng wifi/3G/4G, kết hợp cả sóng vô tuyến và các sóng khác để giao tiếp với nhau giữa một máy bộ đàm với một hoặc nhiều máy bộ đàm khác có cùng tần số, kênh liên lạc nhất định.

Bộ đàm cầm tay phù hợp với tất cả các công việc, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu liên lạc thông tin của các doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp xử lý, đẩy nhanh tiến độ công việc nhanh nhất. Các lĩnh vực khác nhau như: cao tốc; dầu khí; điện đạm; cảng biển, nhà máy, công trình xây dựng, khách sạn, cửa hàng bán lẻ, du lịch và dịch vụ ….. Vậy các bộ phận, chức năng chính của bộ đàm bao gồm những gì?

Các bộ phận, chức năng chính của bộ đàm

Anten của bộ đàm cầm tay

Dùng để thu và phát tín hiệu. Anten sẽ độ dài ngắn khác nhau và có các dải tần khác nhau để người dùng lựa chọn phù hợp sử dụng với thân máy chính.

Núm vặn chuyển kênh của bộ đàm cầm tay

Để người dùng thay đổi các kênh liên lạc được cài đặt sẵn trên máy bộ đàm.

Núm vặn nguồn/chỉnh âm lượng

Sử dụng để mở/tắt nguồn của máy và điểu chỉnh âm lượng to, nhỏ tùy vào nhu cầu của người dùng. Đa số núm vặn nguồn trên các dòng máy bộ đàm cầm tay cũng chính là núm vặn điều chỉnh âm lượng.

Loa bộ đàm cầm tay

Dùng để nghe âm thanh phát ra ngoài môi trường từ máy. Loa được thiết kế tại vị trí thuận tiện cho việc nghe âm thanh của người sử dụng và thường được thiết kế chính giữa thân máy bộ đàm.

Microphone của bộ đàm

Được dùng để thu âm thanh, giọng nói bạn muốn truyền đi tới những người khác qua thiết bị bộ đàm. Microphone chính thường được thiết kế tại vị trí thuận tiện gần miệng của người dùng để tăng khả năng thu âm. Tùy thuộc các dòng bộ đàm khác nhau sẽ có những loại cao cấp hơn có thêm mic phụ ở phía sau bộ đàm làm nhiệm vụ thu âm môi trường hay âm thanh riêng biệt nhằm giúp máy tăng cường khả năng lọc âm, nén âm thanh giúp tăng độ chân thực và trong rõ của âm thanh giọng nói được truyền đi.

Vị trí bát cài lưng của bộ đàm

Người dùng sử dụng bát cài để gắn và cố định thiết bị bộ đàm lên trên quần áo, đai lưng … khi làm nhiệm vụ và thực hiện công việc của mình

Nút PTT của bộ đàm cầm tay (nhấn để nói)

Người dùng bộ đàm sẽ nhấn vào và giữ nguyên khi muốn truyền giọng nói, âm thanh từ máy bộ đàm của mình tới người khác. Khi kết thúc việc nói và muốn nghe thông điệp từ người khác thì người sử dụng chỉ việc nhả Nút PTT ra để nghe. Bộ đàm sẽ chỉ có thể nói hoặc nghe tại một thời điểm chứ không thể đồng thời vừa nghe vừa nói được như điện thoại hay các thiết bị truyền thông 2 chiều khác.

Nút khẩn cấp bộ đàm

Dùng để báo tín hiệu khẩn cấp khi người dùng gặp khó khăn và nguy hiểm trong quá trình làm nhiệm vụ và công việc của mình. Nút khẩn cấp cần được lập trình cài đặt trước, khi nhấn giữ thì tính năng khẩn cấp sẽ được kích hoạt tới nhóm, tới trung tâm tùy theo cấu hình đã được lập trình.

Nút tùy chọn/ cài chức năng khác của bộ đàm

Để người dùng có thể lập trình thêm nhiều tùy chọn/chức năng khác nhau để phù hợp với tính chất công việc của mình.

Nút lập trình/jack cấm phụ kiện của bộ đàm

Nút này để người dùng lập trình khai báo các chức năng, tần số, kênh cho bộ đàm hoặc có thể gắn các phụ kiện khác nhau tùy biến đáp ứng nhu cầu khai thác mở rộng của người dùng.

Tùy theo sản phẩm những chức năng sẽ có vị trí khác nhau. Để hiểu hơn chức năng, cách sử dụng bộ đàm hãy liên hệ ngay với Viễn Thông Thế Kỷ (CENTURY TELECOM) chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

đăng ký thông tin

0919 745 666