Dải Tần Số Bộ Đàm Là Gì? Cách Lựa Chọn Dải Tần Số Phù Hợp Cho Bộ Đàm Của Doanh Nghiệp Mình
Nhiều bạn khi mới tìm hiểu sơ lược về bộ đàm để mua phục vụ trong quá trình làm việc thì không hiểu rõ về các dải tần số bộ đàm là gì? và trong bộ đàm sẽ có những dải tần số nào?. Vậy, Century Telecom sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn về dải tần số bộ đàm, các dãi tần số thông dụng tại Việt Nam và cách lựa chọn mua bộ đàm có dãi tần số phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Dải tần số bộ đàm là gì?
Tần số vô tuyến (dải tần số) là một trong những tài nguyện hữu hạn, tài sản quốc gia được chính phủ phân bổ cho từng loại hình thông tin liên lạc khác nhau của Việt Nam. Có 4 loại tần số vô tuyến phổ biến như: HF; VHF; UHF; 3G/4G/5G-LTE/IP. Trong đó có 2 loại dải tần số thông dụng, được sử dụng nhiều nhất là VHF (Very High Frequency) và UHF (Ultra High Frequency). Tần số thu và phát Rx-Tx của VHF là 136 – 174MHz, UHF là 403 – 527MHz.
So sánh 2 dải tần số UHF và VHF
Chúng ta hãy cùng so sánh xem giữa dải tần số VHF và UHF khác nhau như thế nào nhé
- VHF: dải tần số hoạt động từ 136 – 174MHz, tín hiệu có bước sóng cao, hoạt động tốt trong môi trường, địa hình thông thoáng như: đồng bằng, nông thôn, rừng, biển,…
- UHF: dải tần số hoạt động từ 403 – 527MHz, tín hiệu bước sóng thấp, hoạt động tốt trong môi trường, địa hình, khu vực đông đúc như: thành phố, khu đô thị, nhà máy công xưởng…
Ưu và nhược điểm chung của bộ đàm tần số UHF và VHF
Những thiết bị bộ đàm có tần số VHF và UHF đều có những ưu và nhược điểm chung của 2 dải tần số này. Cùng Century xem những ưu và nhược điểm chung của 2 dải tần số này
Ưu điểm
- Không cần sử dụng sóng điện thoại, liên lạc tốt ở những vùng sóng yếu hoặc không phủ sóng
- Không bị tính chi phí gọi điện, nhắn tin, gửi fax từ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
- Phù hợp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nhà hàng, khách sạn, bảo vệ, quân đội, công an, công trình xây dựng, nhà máy, nhà xưởng, du lịch, cứu hộ cứu nạn,… do có khả năng liên lạc, giao tiếp, trao đổi thông tin nhanh.
Nhược điểm
- Bắt buộc đăng ký tần số để sử dụng tần số hợp pháp
- Khoảng cách liên lạc trong một phạm vi nhất định và bị giới hạn
- Nếu muốn mở rộng phạm vi liên lạc cần đầu tư chi phí để lắp đặt thêm các thiết bị hỗ trợ
Một số lưu ý khi lựa chọn mua bộ đàm có dãi tần phù hợp với doanh nghiệp
- Sử dụng bộ đàm phải đăng ký tần số với cơ quan quản lý nhà nước (Cục tần số hoặc đơn vị cung cấp) theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện
- Sử dụng bộ đàm Digital với công nghệ DMR sẽ giúp tiết kiệm chi phí đăng ký tần số
- Nên tham khảo ý kiến của đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn để lựa chọn bộ đàm phù hợp với nhu cầu sử dụng và môi trường làm việc, đảm bảo liên lạc hiệu quả
- Nếu công ty bạn ở những khu vực đô thị (nhiều tường, bê tông, nhà cửa, máy móc,…) thì nên lựa chọn dải tần số UHF
- Nếu doanh nghiệp bạn hoạt động khu vực nông thôn hoặc địa hình thông thoáng thì nên lựa chọn dải tần VHF
Thông qua bài viết này, Century Telecom đã cung cấp cho các bạn hiểu tổng quan về dải tần số là gì, các ưu, nhược điểm của dải tần số VHF và UHF cùng với đó là đưa cho bạn những lưu ý khi lựa chọn giải tần số phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Mọi thắc mắc và tư vấn rõ hơn hãy liên hệ Century Telecom chúng tôi.